Mục lục
Rút tiền mặt qua máy POS là gì?
Rút tiền mặt qua máy POS thẻ tín dụng là chiếc thẻ được cấp hạn mức, tức là khách hàng có thể sử dụng nhiều hơn số tiền có trong thẻ đến một hạn mức nhất định. Sau đó, đến các thời kỳ trả nợ thẻ, khách hàng cần hoàn trả số tiền đã tiêu hụt để tránh gặp rắc rối về tài chính.

Rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS là một giao dịch được thực hiện trên máy POS tại các điểm mua sắm liên kết với ngân hàng mở thẻ. Tuy nhiên, đây được xem là giao dịch khống vì máy POS chỉ có chức năng thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ, cho nên hình thức giao dịch này chưa được pháp luật thừa nhận.
>>>Xem thêm: Roas là gì? Công thức tính – Hướng dẫn cách tối ưu hóa roas
Cách rút tiền mặt qua máy POS
Điều đầu tiên chuẩn bị là bạn phải có một chiếc thẻ tín dụng (thẻ credit) để có thể rút tiền. Địa điểm rút tiền sẽ là ở các điểm giao dịch của nhà cung cấp dịch vụ.

Cách thức thực hiện việc rút tiền tương tự như giao dịch quẹt thẻ để thanh toán tiền mua hàng hóa. Tuy nhiên thực tế là không có hoạt động mua bán gì ở đây mà sau khi quẹt, bạn sẽ nhận được tiền mặt.
Phí rút tiền mặt của dịch vụ này khá thấp, chi giao động từ 1,2% – 1,6%.
Quá trình rút tiền thẻ tín dụng trên máy POS
Chúng tôi gọi dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thông qua các điểm máy POS là một “hệ thống”, vì nó bao gồm nhiều dịch vụ hỗ trợ khách hàng một cách hoàn hảo từ khi vay nóng tiền mặt đến khi trả xong nợ cho ngân hàng.
“Dịch vụ” rút tiền từ thẻ tín dụng
Nó đáp ứng được ngay nhu cầu tiền mặt của chủ thẻ. Ngân hàng thông thường chỉ cho phép rút tiền mặt bằng 50% hạn mức tín dụng, nhưng sẽ thanh toán được 100%; các điểm chấp nhận thẻ đã lợi dụng kẽ hở này để trục lợi.
Ví dụ rút tiền mặt qua máy POS:
Khách hàng A sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng X, có nhu cầu rút 100 triệu đồng từ thẻ này nhưng sợ phải chịu phí và lãi suất cao. Cửa hàng B sẽ gợi ý A sử dụng dịch vụ rút tiền mặt thông qua máy POS.
A và B sẽ thực hiện một giao dịch “mua bán khống” qua POS, danh nghĩa là mua bán thông thường nhưng thực tế không có hàng hóa nào được trao đổi. Mục đích giao dịch này nhằm đánh lừa ngân hàng X, khiến họ hiểu nhầm rằng A và B đang thanh toán hàng hóa thực sự nên đương nhiên ngân hàng sẽ cho phép A thanh toán tối đa 100% hạn mức tín dụng. Quy trình đơn giản như mua sắm thông thường:
- A cà thẻ tín dụng vào máy POS của B để “thanh toán” 100 triệu đồng cho cửa hàng B;
- B ngay sau đó sẽ đưa cho A 100 triệu đồng tiền mặt, trừ đi một khoản phí thu từ A.
X hoàn toàn không biết “mánh khóe” này, họ chỉ ghi nhận nó là một giao dịch thanh toán thành công nên đương nhiên A sẽ rút được hết 100 triệu mà vẫn được miễn lãi tối đa 45 ngày với chi phí bỏ ra ít hơn rất nhiều so với rút tiền tại ATM.
“Xoay vòng khoản vay”
Rút tiền mặt qua máy POS người bán B sẽ gợi ý khách hàng A mở nhiều thẻ tín dụng nhất có thể, giả sử 4 chiếc. Nếu khách hàng này có nhu cầu vay tiền mặt, B gợi ý A chỉ rút tiền của 2 thẻ. Khi tới ngày đáo hạn trả nợ 2 thẻ này, A sẽ dùng 2 thẻ còn lại để trả nợ, cứ thế xoay vòng. Đó được gọi là chiêu “xoay vòng khoản vay”, dùng hạn mức của 2 thẻ sau để trả nợ cho khoản vay của 2 thẻ trước khi tới ngày đáo hạn để tránh bị phạt trả nợ chậm và lãi suất cao.
>>>xem thêm: GMP là gì – Tiểu chuẩn GMP là gì – Các yêu cầu trong tiêu chuẩn GMP
Dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng
Khách hàng A lo lắng không có nguồn tài chính để trả nợ cho ngân hàng khi tới hạn thanh toán. Vấn đề này của A sẽ được cửa hàng B giải quyết ổn thỏa với dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng. Theo đó, khi tới ngày đáo hạn trả nợ cho ngân hàng mà A chưa thể xoay sở được nguồn tài chính đối ứng, A chỉ cần mang thẻ tín dụng và chứng minh nhân dân tới cửa hàng của B; B sẽ tạm thời cho A vay để trả nợ cho ngân hàng và giữ lại thẻ, đồng thời nhận một khoản phí gọi là “phí dịch vụ đáo hạn”.
Hậu quả khi tham gia rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua POS

Từ phía pháp luật
Chủ thẻ và điểm chấp nhận thanh toán thẻ tự thỏa thuận với nhau để thực hiện một giao dịch mua bán khống nhằm gian lận là hoạt động trái với pháp luật, có nguy cơ gây khủng hoảng cho cả hệ thống tài chính nếu như nó tích lũy quá nhiều rủi ro. Nếu bị phát hiện, chủ thẻ và đơn vị cung cấp dịch vụ này có thể sẽ bị phạt hành chính từ 15 – 30 triệu VND theo quy định tại NĐ 96/2014 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Vì vậy chúng ta hãy dừng sử dụng dịch vụ bất chính này trước khi phải gánh chịu những hậu quả không đáng có.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Rút tiền mặt qua máy POS. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Công nghệ 4.0 là gì? Xu hướng phát triển công nghệ 4.0 trên thế giới
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( thebank, banky, … )
Bình luận về chủ đề post