Đánh giá phần mềm Sapo khi làm kinh doanh bạn phải đối mặt với rất nhiều công việc cần làm như tìm nguồn hàng, vận chuyển, bảo quản kho, tìm kiếm khách hàng… cho đến các hình thức marketing đến các công việc bán hàng, cân đối thu chi.
Mục lục
Trải nghiệm tải app Sapo và đăng ký tài khoản miễn phí
Mình đang dùng điện thoại android, có lên Google Play search Sapo thì có ra 2 app, 1 cái tên là Sapo – phần mềm quản lý bán hàng, 1 cái tên là Sapo POS – quản lý tại cửa hàng. Ban đầu mình cũng phân vân không biết cái nào miễn phí thử tải cả 2 cái về thì mới biết là cả 2 cái đều miễn phí @@ và họ chia ra 2 app, 1 app để quản lý và tạo xử lý đơn online, còn 1 app chuyên bán hàng tại cửa hàng mà thôi. 2 app có tài khoản đồng bộ với nhau.
Tại sao họ không ghi tên ra cho dễ hình dung như Sapo quản lý, Sapo bán hàng chẳng hạn. để 2 cái tên kia hơi khó cho người mới đầu tìm kiếm như mình.
Đến khâu đăng ký tài khoản miễn phí thì mình thấy rất ok, app cho mình 3 lựa chọn là đăng ký bằng Facebook, bằng Google hay bằng email. Thông thường m sẽ chọn đăng ký bằng Facebook cho nhanh. Điền tên email, tên shop, sdt, pass là xong.
Ứng dụng quản lý bán hàng Sapo trên điện thoại miễn phí có những tính năng gì?
Tất nhiên trước khi sử dụng 1 app nào đó, bạn rất muốn biết nó có những tính năng gì, có phù hợp với yêu cầu của mình hay không, nếu không thì tải làm gì cho nặng máy nhỉ 🙂
Với app Sapo mình sẽ chia ra review những tính năng của 2 app nhé:
App Sapo (app quản lý và tạo đơn online):
Những tính năng cơ bản bao gồm:
Tạo đơn online:
Bạn có thể tạo đơn online từ app Sapo này. Chỉ cần chọn sản phẩm theo tìm kiếm tên hoặc mã SKU, hoặc quét barcode sau đó chọn nguồn bán. Hiện tại ở đây mình thấy Sapo có để các nguồn như web, Shopee, Tiki, Lazada, Zalo Facebook, Other (khác), có cả ghi chú ngày giờ hẹn giao hàng hay gắn thẻ tag cho đơn hàng để dễ dàng lọc và xử lý đơn hơn ví dụ như đơn giao nội thành, đơn giao gấp… Sau đó bạn chọn cách thức thanh toán, giao hàng. Sapo có cái hay là dự kiến được số tiền ship với các bên giao hàng như Giao hàng nhanh, VNPost, Giao hàng tiết kiệm, Boxme (các đối tác của boxme luôn ấy),….
Quản lý danh sách sản phẩm:
Cho phép bạn thêm sản phẩm mới, quản lý các đơn nhập hàng, danh sách sản phẩm, trả hàng nhà cung cấp. Ở đây bạn có thể nắm được từng sản phẩm số lượng hiện có là bao nhiêu, ngoài cách tìm kiếm trong danh sách sản phẩm, bạn cũng có thể quét mã vạch của sản phẩm để biết được sản phẩm đang còn tồn kho bao nhiêu, có thể bán bao nhiêu…
Quản lý khách trả hàng:
Không ai muốn bị khách trả lại hàng nhưng mục này mình thấy cực kỳ hữu ích nè. Vào xem được danh sách các khách trả hàng, tổng giá trị hàng trả, trạng thái như thế nào mình đã nhận hàng lại hay chưa, đã hoàn tiền cho họ chưa, ghi chú cho hàng trả này lý do là gì….
App Sapo POS – bán tại cửa hàng có những tính năng chính sau:
App này chuyên dụng để bán hàng offline tại cửa hàng. Đầu tiên, trang tổng quan thì mình thấy giống hệt như trang tổng quan của app Sapo ở trên, cho mình nắm được các thông tin báo cáo tổng quát như doanh thu, số lượng đơn hàng, thông tin kho, hàng bán chạy…
Chức năng quan trọng nhất của app này theo mình nghĩ là chức năng bán hàng. Mình có thể tạo đơn hàng, chọn sản phẩm theo list hoặc tìm kiếm hoặc check mã vạch.
Danh sách sản phẩm theo các thông tin như tên sản phẩm, mô tả, danh mục, nhãn hiệu, phiên bản, tồn kho… và tất nhiên là mình sẽ tạo mới hay sửa được sản phẩm.
Chức năng bán hàng
Sapo phân tách tính năng bán hàng online và bán hàng tại quầy thành 2 phần riêng biệt. Với các phần mềm khác thì hầu hết bán hàng online hay bán hàng tại quầy đều cùng trên 1 màn hình gây rối và có nhiều nút, thao tác bị thừa. Sự phân chia này của Sapo giúp shop dễ dàng phân bổ về nguồn lực chuyên môn cũng như báo cáo riêng biệt về hiệu quả của 2 kênh bán hàng này. Nó cũng giúp đơn giản hóa các nút, dễ thao tác, chuyên biệt tính năng theo từng tính chất bán hàng tại quầy hoặc bán hàng online.
Bình luận về chủ đề post